Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Select Language
English
French
Japanese
Vietnamese
Select Language
English
French
Japanese
Vietnamese
TRANG CHỦ
TIN TỨC
KINH NGHIỆM
CÔNG TY
DỊCH VỤ
LIÊN HỆ
Trang chủ
»
Tin tức
January 03, 2013
Tê giác 1 sừng đã tuyệt chủng tại Việt Nam
Ngày 25/10, Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) đã công bố kết quả điều tra quần thể loài tê giác tại Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo đó, 2 tổ chức này khẳng định: tê giác Java một sừng đã tuyệt chủng tại Việt Nam.
Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF-Việt Nam cho biết: những nỗ lực bảo tồn đã không bảo vệ được loài tê giác Java này. Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn một phần di sản của thiên nhiên, một biểu trưng của giá trị đa dạng sinh học tại Việt Nam. Để đưa ra được kết luận về tê giác 1 sừng tại Việt Nam, cuộc điều tra quần thể loài tê giác Java thứ 2 đã được tiến hành. Kết quả phân tích gien của 22 mẫu phân do nhóm khảo sát của WWF và Vườn quốc gia Cát Tiên thu thập từ năm 2009 đến năm 2010 cho thấy, tất cả các mẫu phân này đều thuộc về xác cá thể tê giác được tìm thấy tại vườn vào tháng 4/2010. Trước đó, cuộc điều tra đầu tiên do Trường đại học Queen, Ca-na-da thực hiện năm 2004 đã nhận định, có ít nhất 2 cá thể tê giác còn sống tại Vườn quốc gia Cát Tiên tại thời điểm đó. Ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho rằng, săn bắn trộm có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của cá thể tê giác này. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nhiều loài nữa tại Việt Nam sẽ bị tuyệt chủng. Ngoài nguyên nhân săn bắn trộm, WWF cũng nhận định, mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam. Tê giác Java từng được coi là tuyệt chủng tại đất liền châu Á cho đến khi người ta phát hiện một cá thể tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên. Bắt đầu từ giữa những năm 1990, một số tổ chức đã tham gia sâu vào công tác bảo tồn quần thể tê giác Java còn lại ở Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện nay, chỉ còn lại một quần thể tê giác Java duy nhất tại một vườn quốc gia nhỏ của In-đô-nê-xi-a với số lượng chưa đến 50 cá thể. Loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi nhu cầu đối với sừng tê giác dùng cho các loại thuốc cổ truyền ở châu Á gia tăng mỗi năm khiến cho hoạt động bảo vệ và mở rộng quần thể tê giác tại In-đô-nê-xi-a trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu. Nguyễn Long http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=19703
Share To Facebook
MỚI NHẤT
Chất lượng nước sông Đồng Nai vẫn đáng lo ngại
Bài giảng độc đáo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Vật tư ngành thủy sản “hút hàng”
Hội thảo “Ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam”: 2 nội dung quan trọng trong công tác ứng phó BĐKH tại Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường dự Lễ bàn giao tàu chở hàng 53.000 tấn HL15 - Thor Brave cho Công ty Thoresen Thai (Thái Lan)
Động đất 4,7 richter ở khu vực Bắc Trà My: Đập thủy điện Sông Tranh 2 không bị ảnh hưởng
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang tiếp xã giao bà Lourder Puma Puma, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ecuador tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam: Tăng cường hợp tác trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thải k
Ổn định kinh tế vĩ mô – không để lạm phát quay lại
Trà Vinh: Gần 357 tỉ đồng xây dựng đê bao chống sạt lở, triều cường
Phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế địa phương & vùng lãnh thổ Kinh tế tập thể - Hợp tác xã Hội nhập kinh tế quốc tế Hợp tác phát triển Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Khu CN, KCX, KKT Phát triển d
Up top
Đăng ký nhận bản tin
Đóng
Trợ giúp
×
Tìm kiếm
Đóng