Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
EnglishFrenchGermanVietnamese

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá EUR/USD tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Đồng đô la vốn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ cũng bằng đồng đô la (tuy trong trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang thống trị ngành hàng không).
Vào thời điểm trước năm 2002, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền.

Không lâu sau khi đồng Euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế.Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản.

Các vấn đề về kinh tế trong Cộng đồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Thật ra thì các triển vọng về kinh tế của châu Âu đã không tốt đẹp hơn từ thời điểm đó nhưng ngay sau khi tiền mặt được đưa vào lưu hành thì đồng Euro mà cho tới lúc đó là bị đánh giá dưới trị giá thật bắt đầu được đánh giá cao hơn.

Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này:

  • Thâm hụt cán cân thương mạingân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợ của Mỹ.
  • Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga và các quốc gia khác.
  • Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ.

Sau khi đồng Euro lên giá từ thời điểm tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la đã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng Euro. Đồng Euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004, khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng Euro sau khi nền kinh tế các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các nước sử dụng Euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước thuộc Liên Minh, đồng Euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng Euro vẫn giữ sức mạnh.

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá EUR/USD tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam


Nhận xét chung
Việc lên xuống trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền lớn là USD và EUR không phải là hiếm. Thế nhưng bất cứ lần thay đổi nào của hai đồng tiền này đều dẫn tới những biến động trong đầu tư, thương mại quốc tế. Kể từ ngày ra đời, đồng EUR đã tranh giành ảnh hưởng với đồng USD trong giao dịch quốc tế, cả hai đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới này đã nhiều lần thay đổi nhau nắm giữ vị thế bá chủ.

Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Vì vùng Euro rộng lớn nên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ còn các tiền tệ quốc gia nữa.

Ảnh hưởng bởi đồng USD mất giá so với đồng EUR:

Một trong những vấn đề được quan tâm lớn nhất thời gian qua trên thị trường tiền tệ thế giới là sự lên giá không ngừng của đồng Eur so với USD. Kể từ khi suy yếu năm 1999, liên tục từ năm 2002 và cho đến nay Eur luôn tăng giá trước USD. Đỉnh cao của sự hơn giá đó là mức 1 Eureur.JPG bằng 1,38 - 1,40 USD vào cuối tháng 7/2007. Rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này mà không ai đoán chắc được câu trả lời chính xác nhất.

USD đã mất giá trên 50% so với thời điểm đồng EUR ra đời và đã giảm 20% tính đến thời điểm cuối năm 2004. Tỷ giá yên Nhật với USD cũng ở mức thấp nhất kể từ bốn năm qua, còn giá vàng cuối năm 2004 đã tăng khoảng 90.000 đồng/chỉ so với đầu năm 2004(trên 10%).

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó thì chưa dừng hẳn. Các DN đã nhập khẩu hàng hóa từ EU chưa thanh toán hết bằng Euro đang lâm vào hoàn cảnh mất cả lãi và thâm hụt vốn bởi giá Euro hiện tăng quá cao so với thời điểm 1 tháng trở về trước, khi đồng tiền này được các DN lựa chọn làm đồng tiền thanh toán hàng hóa với đối tác. Các DN xuất khẩu còn bị nợ tiền bằng USD cũng thiệt hại không nhỏ. Đồng USD giảm giá khiến tỷ giá VND/USD lên cao nhất trong năm nay và câu hỏi đặt ra với nhiều DN là liệu Chính phủ Việt Nam có tác động gì vào đồng bản tệ để có một ''đồng Việt Nam yếu'', giành lợi thế cho xuất khẩu?

Đồng USD tăng giá cũng khiến việc nhập khẩu, mua vào của các nước trên thế giới trở nên đắt đỏ hơn: Thị trường sắt, thép quốc tế mới hạ nhiệt được giờ đây lại trở nên đắt hơn do đồng USD tăng giá các nhà nhập khẩu phải chi nhiều tiền hơn cho các hợp đồng thanh toán bằng USD. Giới quan sát cũng đưa ra những cảnh báo mới về khả năng sốt giá của thị trường dầu mỏ quốc tế. Sau quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ của các nước OPEC, giá dầu trên thế giới đã nhanh chóng được đẩy lên cao. Giờ đây với những bất ổn ở Iraq, nhất là sau vụ tấn công tự sát trên biển đánh vào đầu mối cung ứng dầu XK làm ngưng việc cấp dầu vô thời hạn lại thêm sự cộng hưởng USD tăng giá làm tăng rất lớn chi phí NK dầu của nhiều nước. Giá dầu mỏ hiện ở mức trên 30 USD/thùng, và xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc tăng giá USD lại là tin vui không chỉ đối với các nhà sản xuất Châu Âu mà còn cho cả các nhà XK Châu á. Trong khi các nền kinh tế EU hi vọng đồng USD tăng giá sẽ làm giá cả các sản phẩm sản xuất từ EU giảm đi trên thị trường thế giới, giúp khối này tăng cường XK, giải thoát khỏi cơn suy giảm, trì trệ thì ở Châu á, các nhà sản xuất Trung Quốc và ASEAN cũng không giấu hết vui mừng khi sẽ thu lợi lớn từ thị trường Mỹ.

Mỹ hiện là thị trường số 1 của các nhà sản xuất khu vực trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Chính vì thế việc đồng USD tăng giá trong tương lai sẽ giúp người tiêu dùng Mỹ, các nhà NK Mỹ mua được nhiều hàng hơn từ những đồng tiền sẵn có của mình, còn các nhà XK khu vực nhờ đó mà đẩy mạnh XK vào Mỹ.

Cho đến nay, theo lời ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc Vietcombank thanh toán xuất nhập khẩu bằng EUR chỉ chiếm 10% tổng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank. Ở các NH khác, tỷ lệ thanh toán bằng EUR còn thấp hơn, dưới 5% và có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân là do ''sự tăng giá của EUR so với USD rất không bền vững'' - Bà Phùng Thị Vân Anh, Chủ tịch HĐQT Vietindebank nhận xét - ''Để tránh rủi ro tỷ giá, chúng tôi tư vấn cho khách hàng chọn đồng tiền ổn định làm phương tiện thanh toán, mà ở đây là USD''.

Được biết, trạng thái ngoại hối của các NH trong nước hiện phần lớn vẫn bằng USD. Mặc dù NH Nhà nước cho phép các NH được duy trì một tỷ lệ nhất định các ngoại tệ mạnh khác trong trạng thái ngoại hối, rất ít NH lựa chọn EUR. Việc duy trì trạng thái ngoại hối bằng các ngoại tệ khác lại càng hiếm hoi.

140106.jpgNH thận trọng, các DN còn thận trọng hơn. Một số công ty XNK thủy sản vào các nước sử dụng đồng EUR đã ký hợp đồng bán EUR cho NH ngay khi phía người mua thông báo mở L/C. Lãnh đạo một công ty giải thích: ''Tỷ giá EUR với tiền đồng có thể tăng giảm hai, ba trăm đồng/EUR/ngày. EUR lên giá thì tốt, nhưng chẳng may rớt giá, chúng tôi có thể mất từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/ngày ngay tức khắc''.

Trên thực tế, không chỉ với EUR, mà với nhiều ngoại tệ mạnh khác như Yen (Nhật), đôla Australia, đôla Singapore, franc (Thụy Sỹ), bảng Anh... các DN cũng không muốn dùng để thanh toán hay dự trữ. Lý do là đồng tiền Việt Nam đang bám chặt và chỉ bám vào USD. Vì thế ở thời điểm hiện tại, USD có thể mất giá trên thị trường quốc tế, nhưng ở Việt Nam từ đầu năm đến nay USD vẫn tăng khoảng 0,5% so với tiền đồng. NH Nhà nước lập luận, tình hình này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm sự ổn định của đồng nội tệ. Ở góc độ DN, đúng là việc bán hàng ra nước ngoài, thu USD, không ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên, trên bình diện quốc gia, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam được tính bằng USD đang giảm (với cùng một số lượng) nếu so với các ngoại tệ mạnh khác.

Việc đồng USD mất giá sẽ làm lợi cho các nước giao dịch chủ yếu bằng đồng tiền này đặc biệt là các nước xuất khẩu lớn vào châu Âu. Đây là cơ hội tốt cho các nước châu Á phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng trầm trọng của dịch SARS như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản...

Ảnh hưởng bởi đồng EUR mất giá so với đồng USD:
Vào năm 2005Sau sự kiện 54% cử tri Pháp không đồng ý với bản Hiến pháp EU, tiếp đến là cử tri Hà Lan cũng nói "Không", đồng Euro (EUR) liên tục mất giá kỷ lục trong vòng gần 1 năm qua so với Đôla Mỹ (USD). Theo đó, tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng thương mại dẫn đầu về kinh doanh ngoại tệ nói chung và giao dịch bằng đồng EUR nói riêng, cũng đã điều chỉnh giảm xuống.

Nếu như ngày 30/5, tỷ giá giao dịch trên các thị trường tiền tệ chủ chốt thế giới còn đổi đượcist2_332838_money_usd.jpg 1,2455 USD/EUR, thì đến sáng ngày 3/6 chỉ còn 1,2272 USD/EUR so với mức 1,258 USD/EUR cuối tuần trước và càng thấp xa so với mức đỉnh điểm gần 1,360 USD/EUR cuối năm 2004. Tính chung trong vòng 1 tháng qua, EUR đã mất giá 4% so với USD. Cụ thể: tháng 12/2004 là 1,36 USD/EUR, tháng 2/2005 còn 1,35 USD/EUR, tháng 3/2005 còn 1,34, tháng 4/2005 còn 1,30, tháng 5/2005 còn 1,27 và tháng 6/2005 còn 1,22 USD/EUR. Dự đoán mức tỷ giá sẽ sớm giảm xuống còn 1,20 USD/EUR. Tại Vietcombank ngày 30/5, tỷ giá bán ra chỉ còn 19,975 VND/EUR, đến sáng 3/6/2005 chỉ còn 19.442 VND/EUR, trong khi tỷ giá mua vào còn thấp hơn, chỉ còn 19.202 VND/EUR, so với mức đỉnh điểm đạt 21.000 VND/EUR hồi cuối năm 2004. Việc EUR giảm giá so với USD không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam.

Chỉ các doanh nghiệp có các khoản nợ, hợp đồng nhập khẩu phải thanh toán bằng EUR thì được lợi, đó là các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị xi măng, dầu khí, chế biến hoa quả, hoá chất... từ thị trường một số quốc gia ở châu Âu sử dụng EUR. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu nào có nguồn thu bằng EUR khi tính đổi ra VND thì bị thiệt. Tuy vậy, do khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều đề nghị thanh toán bằng USD, còn khi nhập khẩu và trả nợ thì một số doanh nghiệp đã tìm đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Option của các NHTM nên ảnh hưởng cũng không nhiều. Mặc dù USD lên giá, hay nói cách khác đang trên đà mạnh trở lại so với EUR và một số loại ngoại tệ mạnh khác, thì tỷ giá giữa VND và USD lại tương đối ổn định.

Hiện nay, tỷ giá trên cả thị trường tự do và thị trường giao dịch của ngân hàng thương mại với khách hàng xoay quanh mức 15.850 VND/USD, tính chung từ đầu năm đến nay tỷ giá này chỉ tăng có 0,3%. Cần tìm đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá (Option) của các ngân hàng thương mại để hạn chế ảnh hưởng xấu từ biến động tỷ giá. Tỷ giá VND/USD ổn định lợi cho cả xuất khẩu và lợi cho cả nhập khẩu, đặc biệt thuận lợi cho cả điều hành kinh tế vĩ mô cũng như thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đang mạnh dạn nhập khẩu thiết bị mới, công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập.

Kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, đang đứng trước nguy cơ đồng USD giảm giá vượt khỏi tầm kiểm soát.

Báo Nhà kinh tế (Anh) cảnh báo một cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ và một số nhân tố khác có thể làm mất lòng tin đối với đồng USD.

Đồng USD một khi rơi vào khủng hoảng sẽ gây nhiều nguy hiểm cho kinh tế toàn cầu, khiến tình trạng suy giảm kinh tế dự kiến trở nên sâu sắc hơn và mạnh hơn. Nguy cơ USD giảm giá mạnh trong năm 2008 vẫn rất cao.

Lý do chủ yếu là xu hướng giảm tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng thị trường tài chính hiện nay kéo dài hơn dự đoán và cuộc điều chỉnh thị trường nhà ở của Mỹ tác động tới nhu cầu mạnh hơn so với dự kiến.

Báo Nhà Kinh tế khẳng định những nhân tố trên có thể dễ dàng làm cho đồng USD giảm giá mạnh, quá ngưỡng 1 euro ăn 1,6 USD (hiện 1 euro đổi được khoảng 1,44 USD).
Có nguy cơ đồng USD sẽ bị khủng hoảng toàn diện do khủng hoảng tín dụng và kinh tế Mỹ suy thoái. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là một thảm họa cho kinh tế toàn cầu.

Liên hệ với người đăng tin: Trần Lan Phương, e-mail: tranlanphuong@agro.gov.vn

Bài viết hợp tác AGROINFO và SAGA
Up top