Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
EnglishFrenchGermanVietnamese

Những sự kiện của ngành Nông nghiệp phản ảnh trên các báo ngày 18/4/2007

ĐIỂM CÁC TIN, BÀI TRÊN BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 18/4):

1/ Một số vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành của Bộ trên các trang 1-15 :

- “Thứ trưởng Đào Xuân Học kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai ở Đại Lộc; Bộ NN & PTNT sẽ hỗ trợ giống cây trồng cho bà con khôi phục sản xuất” Ngày 17/4, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Đào Xuân Học cùng đoàn công tác Ban chỉ huy PCLB TƯ đã vào Quảng Nam kiểm tra thực tế tại hiện trường, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, thăm hỏi, động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai xã Đại Hồng, Đại Lãnh cố gắng vượt những khó khăn ban đầu, sớm ổn định cuộc sống…

- “Nan giải hậu tái định cư” Đầu tư tiền tỉ để xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi thì dễ nhưng làm thế nào để ổn định “hậu tái định cư” lại là một bài toán nhiều ẩn số….

2/ Một số vấn đề khác trên trang 1 - 16 :

- “ĐBSCL : Giá phần bón tăng 30%”…

- “An Giang : Cháy 2,5 tấn thuỗc BVTV, chủ cửa hàng phải bồi thường 80 triệu đồng”….

- “Bình Định : Hoàn thiện mạng lưới thú y cơ sở”….

- “Bình Thuận : Nóng bỏng phá rừng chiếm đất”…

II- ĐIỂM CÁC TIN, BÀI TRÊN CÁC BÁO RA HÀNG NGÀY :

1/ Phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai :

Lao động (18/4), trang 1, 2 đăng bài "Hậu chặn dòng công trình thuỷ lợi IA M’La (KRông Pa, Gia Lai) : Gấp rút “chạy” nước uống cho dân” Chẳng biết Ban QLDA TL8 - thuộc Bộ NN & PTNT (gọi tắt là Ban 8) tính toán kiểu gì, mà gần 1 tháng sau ngày chặn dòng công trình thuỷ nông Ia M’Lá thì hạ lưu con sông này ‘chết hẳn”. Hơn 2 vạn dân thị trấn Phú Túc và các xã Phú Cần, L M’La’, Đất Bằng thuộc huyện Krông Pa – vùng đất được ví như “chảo lửa” của Tây Nguyên – lâm cảnh khó khăn vì không còn nguồn nước sinh hoạt….

2/ Phòng chống dịch cúm gia súc, gia cầm :

Các báo ra hàng ngày đều đăng tin, bài về “Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm : Triển khai đồng thời “Ba mũi giáp công” 70,5 triệu gia cầm đã được tiêm phòng vắc xin đợt 1/2007; Chỉ còn 3 tỉnh có bệnh LMLM; Hội chứng PRRS ở lợn vẫn diễn biến phức tạp”….”Bệnh lạ ở lợn tiếp tục lây lan”….

3/ Phòng chống dịch bệnh trên cây lúa :

Nhân dân (18/4), trang 8 đăng tin “Bệnh đạo ôn trên lúa phát sinh mạnh tại các tỉnh phía Bắc”….

Lao động (18/4), trang 4 đăng tin “Thanh Hoá : Mất trắng 2.000 ha lúa” Nắng hạn kéo dài từ mùa đông năm trước đến tận ngày hôm nay (18/4), đang làm khoảng 40 nghìn ha lúa xuân hè của tỉnh Thanh Hoá đứng trước nguy cơ bị rầy lưng trắng tấn công. Huyện Nga Sơn đã phải huy động đến 2 vạn người đào đắp 60.000m3 đất để khơi thông kênh mương, đưa nước ngọt về tưới lúa….

4/ Lĩnh vực lâm nghiệp :

Đầu tư (18/4), trang 16 đăng bài “Rừng xanh ở Quảng Ngãi đang bị “xẻ thịt” Bài học về vụ phá rừng nước Nia, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) vẫn còn nóng hổi. Đinh Du Chiến và một số đồng bọn đang phải ngồi “bóc lịch’ trong trại giam. Thế nhưng rừng xanh của Quảng Ngãi vẫn tiếp tục bị “xẻ thịt’ một cách tàn bạo ở một huyện miền Núi khác đó là – Ba Tơ…Ông Lê Minh Khánh, Hạt trưởng Hạt KL huyện Ba Tơ thì cho rằng, có hiện tượng phá rừng trên địa bàn huyện (không chỉ ở khu Tây), nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không đáng kể (?). Thế nhưng, ngược lại với những lời giải thích của ông Khánh, rừng ở khu Tây Ba Tơ vẫn bị tàn phá, không những vậy, đã kéo dài trong nhêìu năm qua mà rất ít bị phát hiện !. Nhiều người đặt câu hỏi : Phải chăng nạn phá rừng và buôn bán gỗ trái phép ở Ba Tơ có một “đường dây” hậu thuẫn ?.

5/ Các vấn đề khác :

Lao động (18/4), trang 4 đăng các tin :

- “Tại khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi : Siêu lợi nhuận từ dứa !- Do “quy hoạch treo” mà ra”….

- “Ai lo cho nông dân” Hồ tiêu XK của VN chiếm 60% lượng hồ tiêu XK của toàn thế giới. Với tỉ trọng ấy, lẽ ra VN phải chi phối được thị trường hồ tiêu. Nhưng hiện tại, chi phối thị trường hồ tiêu thế giới lại là các nhà buôn hồ tiêu ở nước ngoài…Trong khi đó, các cơ quan quản lý thì gần như ngoài cuộc. Ngành Thương mại cho rằng : Sản xuất hồ tiêu là việc của ngành nông nghiệp, ngành đó phải lo !, ngành Nông nghiệp thì lại nghĩ : Việc mua bán lớn nhỏ là của ngành Thương mại !. Cuối cùng, khi có “sự cố” mất mùa, rớt giá, chẳng ai lo cho nông dân.

Thời báo Tài chính VN (18/4), trang 6 trong mục Bạn đọc viết, đăng bài “Cần tăng cường quản lý đất sản xuất nông nghiệp’ …Thực tế hiện nay tình trạng quản lý đất đai canh tác trong nông nghiệp rất lộn xộn, nếu không muốn nói là buông lỏng quản lý, đang phổ biến ở nhiều nơi, một số người bỏ ruộng ra thành phố làm nghề hoặc buôn bán, mang số ruộng đất được giao bán đứng cho người khác….Đất nước ta những năm gần đây, lương thực tuy dồi dào xuất khẩu gạo vào loại nhất, nhì thế giới, nhưng vẫn còn một số địa phương đất sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, tập quán sản xuất thô sơ lạc hậu, trong những ngày tháng giáp hạt còn thiếu lương thực… Mong rằng các cơ quan chính quyền địa phương, ngành chức năng quản lý đất đai cần kiểm tra xem xét để có biện pháp quản lý, ổn định ruộng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp …

Tiếng nói VN (17/4), trang 1, 5 đăng bài “Tiếp tục vấn đề rau quả và hoa, cây cảnh : Dự án Bộ này ‘đổ”, liệu Bộ kia có thành ?” Trao đổi với PV TNVN, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, đơn vị được Bộ NN & PTNT giao điều chỉnh Chương trình rau quả và hoa,cây cảnh giai đoạn 2006 – 2010, đã chính thức thừa nhận : Mục tiêu đạt 1 tỷ USD của chương trình này vào năm 2010 đã không thực hiện được. Cũng về vấn đề rau quả và hoa, cây cảnh, Bộ Thương mại cũng có 1 đề án với mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015, liệu có khả thi ?...Mục tiêu xuất khẩu của Bộ Thương mại “có vấn đề”….

Nguồn tin: Cục chế biến
Up top