Vân Nam là vùng lấy kinh doanh nông nghiệp làm gốc. Ngày nay Vân Nam đã có trình độ cơ giới hoá cao trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp đạt được những thành quả khá lớn dựa trên thành tựu sản xuất chế tạo ra nhiều máy móc nông nghiệp phù hợp với các loại địa hình tự nhiên của tỉnh. Tới cuối năm 2006 tổng sản lượng lương thực đạt 15.422 triệu tấn, sản lượng nguyên liệu dầu đạt 390.1 nghìn tấn, hoa quả đạt 1625.6 ngàn tấn...
Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống, trong bối cảnh kinh tế phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc đưa nông nghiệp bước vào giai đoạn mới, bước trên con đường hiện đại hoá là hết sức cần thiết. Vân Nam là 1 ví dụ điển hình học tập về cơ giới hoá nông nghiệp. Ở nước ta các vùng sản xuất nông nghiệp cũng vẫn dậm chận ở những bước khởi đầu như: trình độ cơ giới hoá nông nghiệp chưa cao, đa số máy móc nông nghiệp đều nhập khẩu từ Hàn Quốc với giá thành cao khiến nông dân và các vùng sản xuất nông nghiệp không mua được.
Ông Nguyễn Văn Đồng Tổng lãnh Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh cho biết: “Hiện nay Việt Nam rất muốn nhập máy móc nông nghiệp với số lượng lớn của Trung Quốc để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước. Tốt nhất là các công ty của Vân Nam trực tiếp sang Việt Nam hợp tác xây dựng nhà máy chế tạo lắp rắp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị địa phương”.
Cái khó hiện nay chúng ta gặp phải là sự giao lưu giữa doanh nghiệp hai nước không dễ dàng, cộng với nguồn tin cung cấp vẫn chưa chính xác. Năm nay Việt Nam thiếu rất nhiều máy móc nông nghiệp hiện Việt Nam chỉ có 40.000 chiếc máy kéo, 150.000 chiếc máy bơm và các loại máy khác như máy cắt, tuôt lúa, máy sấy khô…Do vậy nhu cầu nhập khẩu máy móc của Việt Nam vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Ông Nguyễn Văn Đông cho biết: “ Nắm trong tay cơ hội giao thương giữa Việt Nam và Vân Nam chúng tôi đã đi thăm một số nhà máy sản xuất máy móc nhưng khi tiếp xúc đa số họ đều không hứng thú với thị trường Việt Nam”. Vân Nam là nơi tập trung nhiều ưu thế khi vào thị trường Việt Nam: có cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, vị trí địa lý thuận tiện, có đường bộ và đường sắt thông thương với Việt Nam... Vậy tại sao doanh nghiệp Vân Nam không mặn mà với thị trường Việt Nam:
Nhân viên công ty Lực Phàm: “ Chúng tôi đã có quan hệ hợp tác làm ăn với Việt Nam nhưng mức độ không lớn và hiện nay chúng tôi cũng không có ý định mở rộng thêm.”
Trả lời phỏng vấn của báo Kinh tế Vân Nam của Công ty cơ khí Đại Nguyên “Chúng tôi không cần xuất khẩu sang Việt Nam, xin lỗi chúng tôi rất bận.” Cũng trong lần phỏng vấn của báo này duy nhất một công ty muốn thiết lập quan hê hợp tác với Việt Nam là Nhà máy cơ giới thuốc lá. Ông Trương người phụ trách ở đây có nói: “Về phần thuốc lá nhà nước có quy định, chúng tôi phụ trách kỹ thuật, phần kỹ thuật chúng tôi không đảm nhiệm, nếu doanh nghiệp Việt Nam cần có thể liên hệ với chúng tôi.”
Tại sao Việt Nam có nhu cầu về máy móc nông nghiệp mà các nhà máy xí nghiệp tại tỉnh Vân Nam lại không tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường này? Như nguồn tin các nhà máy này thu được máy móc Việt Nam cần mua hiện nay đều là những thiết bị từ những năm 80 của thế kỷ trước hiện nay đa số các công ty không còn tiếp tục sản xuất vì vậy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước bị thu hẹp.
Cơ hội giao thương không giống như những thứ khác chúng ta có thể nhìn rõ những lợi ích sẽ thu được. Chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm những cơ hội hợp tác đầu tư, đối với những cơ hội đã mở ra mong doanh nghiệp hai nước không nên để nó trôi qua vô ích.
Tham khảo tin gốc tại: http://www.ynjjrb.com/code/front-news-show1.asp?id=1294
Liên hệ với người dịch tin này: Dương Thùy Linh – duongthuylinh@agro.gov.vn