Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
EnglishFrenchGermanVietnamese

Khan hiếm nước tưới lúa và những nỗ lực đi tìm lời giải

Đối mặt với áp lực gia tăng của một trong những hệ thống sản xuất lương thực quan trọng nhất Châu Á, các chuyên gia đang cảnh báo rằng nông dân phải được trợ giúp nhiều hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Hiện nay, sản xuất lúa tưới có vai trò đặc biệt quan trọng, cung cấp 75% nhu cầu lúa gạo của thế giới. Giá lúa quốc tế đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua trong khi nguồn cung cấp lại ở mức thấp nhất trong 30 năm qua. Ở Việt Nam, lúa tưới chiếm khoảng 80% diện tích lúa, với diện tích 4,2 triệu ha, cung cấp 90% trong 36 triệu tấn lương thực của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đang làm thu hẹp khoảng 300.000 ha đất trồng lúa có tưới. Điều này cũng làm tăng sự cạnh tranh giữa nông dân trồng lúa và ngành công nghiệp về nhu cầu nước cho sản xuất và tiếp cận nguồn nước từ hồ chứa nước xung quanh thành phố, trong điều kiện chi phí sản xuất lúa tăng do ảnh hưởng sâu bệnh và các chi phí đầu vào đều tăng lên.

Tại hội nghị thường niên Ban điều hành Chương trình Nghiên cứu Lúa có tưới tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2007, khan hiếm nước là vấn đề chính được thảo luận và đang trở thành vấn đề quan tâm trên toàn cầu. Cùng với sự gia tăng về dân số và cạnh tranh về nhu cầu từ ngành nông nghiệp và những khu vực thành thị, nước nhanh chóng trở thành nguồn tài nguyên bị hạn chế. Vấn đề này càng bị làm tồi tệ thêm bởi khí hậu bất thường và chất lượng nước giảm sút. Dự báo đến năm 2025, 2/3 thế giới sẽ nếm trải sự khan hiếm nước. Theo nghiên cứu của Bas Bouman và T.P.Tuong, những nhà nghiên cứu nguồn nước của Viện nghiên cứu lúa gạo thế giới (IRRI), 90% nước sạch ở Châu Á được sử dụng cho những vùng đất cần tưới tiêu. Nếu dự báo này đúng, sản xuất lương thực ở Châu Á sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Ở Ấn Độ, những dấu hiệu khan hiếm nước thể hiện rất rõ trong những vùng nông nghiệp. Đối với người nông dân Ấn Độ, lúa gạo là loại cây trồng kinh tế cao, đặc biệt là giống lúa thơm. Họ mong chờ phương pháp trồng trọt có thể giảm những chi phí bơm tưới và nhu cầu tưới tiêu. Điều quan trọng với họ là giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận mùa màng. Ấn Độ đã áp dụng phương pháp canh tác theo hệ thống lúa tiểu vùng đồi xen kẽ (hệ thống lúa trên cạn). Đây là hệ thống gieo trồng lúa sử dụng các giống lúa có thể tăng trưởng mà không cần có nước (giống như lúa vùng cao), nhưng có thể cho năng suất chỉ thấp hơn 20 – 30% so với hệ thống canh tác lúa ở vùng đất thấp (loại lúa tăng trưởng cần có nước). Với phương pháp quản lý tốt, năng suất và sự bền vững của hệ thống lúa trên cạn sẽ được đảm bảo phát triển.

Những khối trứng màu hồng tươi của ốc bươu vàng nảy nở khắp khu vực Nam Á, gây hại nghiêm trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp, làm mùa màng thất bát trên toàn cầu với thiệt hại ước tính 100 tỷ đô la. Vẫn chưa có một cuốn sách nào về lịch sử tự nhiên, phép phân loại, sinh vật học, quốc gia đặc trưng và những ảnh hưởng hệ sinh thái, và những phương pháp kiểm soát ốc bươu vàng. Sự ra đời của cuốn sách “Tiến bộ thể giới trong sinh thái và kiểm soát Ốc bươu vàng”, dày 588 trang này, đã lấp đầy những lỗ hổng kiến thức trong lĩnh vực này hiện nay. Cuốn sách có dấu ấn sâu sắc của các tác giả trên toàn cầu với những đóng góp cho ngành sinh vật học và ảnh hưởng của ốc bươu vàng đến 11 nước Châu Á cũng như Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Liên hệ với người viết: Trần Lan Phương, e-mail: tranlanphuong@agro.gov.vn

Lan Phương (www.agro.gov.vn)
Up top