Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Select Language
English
French
Japanese
Vietnamese
Select Language
English
French
Japanese
Vietnamese
TRANG CHỦ
TIN TỨC
KINH NGHIỆM
CÔNG TY
DỊCH VỤ
LIÊN HỆ
Trang chủ
»
Tin tức
November 12, 2012
Nhân rộng các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao
(Mard-8/11/2012): Từng nhiều lần thất bại trong phát triển kinh tế gia đình bằng chăn nuôi, đến nay anh Trần Kiên - một nông dân trẻ ở xóm Đường Goòng, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã thành công trong chăn nuôi chồn nhung đen - một trong những con “đặc sản” đang được thị trường hết sức ưa chuộng.
* Hiệu quả từ nuôi chồn nhung đen Từng nhiều lần thất bại trong phát triển kinh tế gia đình bằng chăn nuôi, đến nay anh Trần Kiên - một nông dân trẻ ở xóm Đường Goòng, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã thành công trong chăn nuôi chồn nhung đen - một trong những con “đặc sản” đang được thị trường hết sức ưa chuộng. Anh còn liên kết, tập trung các hộ nuôi chồn nhung đen trong xóm để thành lập Hợp tác xã chăn nuôi chồn nhung đen. Đến thời điểm này, đây là Hợp tác xã nuôi chồn nhung đen duy nhất của tỉnh. Sau khi tìm được nguồn con giống từ Viện nghiên cứu chăn nuôi Thuỵ Phương (Hà Nội), năm 2009, anh Kiên bắt đầu xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi chồn nhung đen tại gia đình với tổng diện tích khoảng 4000 m2. Theo tính toán của anh, một đôi chồn nhung đen giống có giá từ 400 - 500 nghìn đồng. Mỗi chồn mẹ có thể sinh sản từ 4 đến 6 lần/năm; mỗi lần sinh đạt từ 2 đến 8 con. Tính trung bình, mỗi đôi chồn nhung đen có thể cho người nuôi mức thu 5 triệu đồng/năm. Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể chế biến thành dược liệu. Nuôi chồn có thể tận dụng được cơ bản các phế phẩm của các loại cây nông nghiệp như rơm, rạ, thân lá cây ngô, lạc, lá chuối, các loại cỏ dại. Từ một vài đôi giống, đến nay, trại nuôi chồn nhung đen của anh Kiên đã có gần 4 nghìn đôi giống chồn. Từ khi nuôi chồn nhung đen quy mô lớn, trừ chi phí, mỗi năm anh Kiên có thu nhập trên 100 triệu đồng - một con số mơ ước của nhiều nông dân miền núi. Nhận thấy triển vọng của hướng chăn nuôi này, Kiên đã vận động và hỗ trợ giống, kỹ thuật cho 15 hộ lân cận cùng nuôi chồn. Khi các hộ đã có kinh nghiệm và phát triển chăn nuôi mở rộng, đến giữa năm 2012, Kiên lại vận động các hộ thành lập Hợp tác xã chăn nuôi chồn nhung đen. Hiện tại, Hợp tác xã có 15 xã viên với số vốn cố định và lưu động gần 2 tỉ đồng. Bước đầu, thu nhập của mỗi xã viên đạt khoảng 3 triệu đồng/tháng. Dự kiến khi đi vào hoạt động ổn định, Hợp tác xã thu lãi từ 500 đến 700 triệu đồng/năm. Hợp tác xã không chỉ chăn nuôi, cung cấp nguồn giống cho bạn hàng mà sắp tới sẽ thu mua chồn thương phẩm để sấy thịt chồn khô hoặc đóng gói đông lạnh xuất khẩu. Anh Trần Kiên cho biết: Số chồn giống nhung đen của Hợp tác xã không chỉ cung cấp giống cho người dân trong tỉnh mà còn đưa đến các tỉnh lân cận như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Ông Nguyễn Khả Trung, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lương cho biết: Mô hình nuôi chồn nhung đen của anh Trần Kiên cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các mô hình chăn nuôi khác trong vùng. Từ thành công bước đầu ở xóm Đường Goòng, toàn huyện đã có hàng trăm hộ nuôi chồn nhung đen. Đây là con vật dễ nuôi, giá giống lại rẻ, thịt ngon, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu thụ nên chúng tôi cũng khuyến cáo nông dân nên đầu tư chăn nuôi chồn nhung đen, góp phần nâng cao hiệu của chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. * Nuôi gà thịt theo mô hình an toàn sinh học Thực tế cho thấy nông dân chăn nuôi gia cầm ít quan tâm đến vấn đề phòng ngừa dịch bệnh, vì vậy không ít người chăn nuôi phải lỗ vốn do dịch bệnh lây lan. Trước tình hình trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Kiên Giang triển khai mô hình nuôi gà thịt theo hướng an toàn sinh học (ATSH) tại một số xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Sau thời gian triển khai, chương trình đã làm thay đổi cách nuôi gà truyền thống và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Nuôi gà theo hướng ATSH có thể kiểm soát được dịch bệnh, cung cấp sản phẩm sạch, chất lượng cho người tiêu dùng, giúp địa phương quản lý tốt dịch bệnh. Đây là phương thức nuôi nhốt kết hợp chăn thả trong vườn cây, góp phần giảm chi phí thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Trung tâm KNKN Kiên Giang triển khai mô hình tại 62 điểm, mỗi điểm 100 con gà giống và đã xuất bán 5.804 gà thương phẩm, trọng lượng 1,5-1,8kg/con. Ông Nguyễn Văn Hảo ở ấp Đường Gỗ Lộ, xã Long Thạnh (huyện Giồng Riềng) cho biết: Lần đầu tiên nuôi gà theo hướng ATSH được cán bộ khuyến nông chỉ dẫn nhiệt tình nên gia đình tôi rất yên tâm. Nuôi gà theo cách này ít hao hụt lại sạch sẽ. Sau khi bán gà, trừ chi phí, gia đình lãi 3,3 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Lý ở ấp Phú Hòa, xã Phi Thông, thành phố Rạch Giá nuôi 100 con gà giống. Sau hơn 3 tháng nuôi, bà Lý thu lãi trên 2 triệu đồng. Thạc sĩ Đặng Khánh Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến nông, Trung tâm đã đầu tư 6.200 con gà giống cho 62 hộ nông dân tại 7 xã xây dựng nông thôn mới của 5 huyện Hòn Đất, Giồng Riềng, An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Mức hỗ trợ trên 3,5 triệu đồng/hộ, trong đó Trung tâm hỗ trợ 100% gà giống và 30% vật tư, thức ăn. Ngoài ra, chương trình còn triển khai tại 23 hộ với số lượng 4.600 con gà giống cho các xã khác, với kinh phí hỗ trợ trên 5,9 triệu đồng/hộ; trong đó Trung tâm hỗ trợ 60% gà giống, 30% vật tư và thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu của mô hình này nhằm nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật chăn nuôi gia cầm theo hướng ATSH cho nông dân, góp phần nâng tổng đàn gia cầm, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở địa phương, đồng thời quản lý tốt dịch bệnh trên gia cầm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. * Nhân rộng mô hình nuôi lợn rừng Thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu của thị trường, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều mô hình nuôi lợn rừng thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần được nhân rộng. Tại huyện Quảng Điền, từ nguồn vốn khoa học công nghệ của huyện đã hỗ trợ 65 triệu đồng giúp 2 hộ dân ở xã Quảng Thái tham gia trình diễn mô hình nuôi lợn rừng sinh sản trên vùng cát nội đồng. Các hộ dân còn được đi tham quan thực tế mô hình nuôi lợn tại Trà Bồng (tỉnh Quảng Nam) để rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc lợn rừng. Từ 6 con lợn giống được hỗ trợ ban đầu, qua gần 2 năm chăm sóc, lợn phát triển khá tốt và đã cho sinh sản với tổng đàn hiện có lên 20 con, bình quân đạt 40kg/con. Lợn rừng nuôi có sức đề kháng mạnh, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ nhân rộng mô hình, nhất là với những vùng có nhiều đất trống, đồi núi trọc hoặc vàng cát nội đồng. Lợn rừng có đặc điểm là tạp ăn, ngày 2 bữa, mỗi bữa ăn khoảng 60% thức ăn thô gồm rau quả và 40% thức ăn tinh gồm cám, gạo nghiền. Thức ăn thô rửa sạch vứt cho ăn sống, còn thức ăn tinh hoà nước cho heo rừng uống. Không chỉ tốn ít chi phí về thức ăn mà chuồng trại nuôi lợn rừng cũng đơn giản, chỉ cần một khu đất rộng vài trăm mét vuông được vây bằng lưới B40, có cây cối, bụi rậm tự nhiên và lợn rừng được thả hoang, gần gũi với môi trường tự nhiên, không cần phải xây dựng chuồng trại. Với giá bán 150.000 đồng/kg lợn hơi như hiện nay, sau khi trừ chi phí, đàn lợn của các hộ dân nói trên cho lãi ròng khoảng 80 triệu đồng/năm. Phát huy lợi thế là địa phương có nhiều vùng đất đồi, bãi rất thuận lợi trong việc chăn nuôi lợn rừng, nhiều gia đình ở Thừa Thiên - Huế đã mạnh dạn đầu tư vốn vào nghề chăn nuôi còn khá mới mẻ này. Tiêu biểu là hộ ông Nguyễn Đống ở vùng đồi phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy. Trên diện tích 1,5 ha, ông thả nuôi lứa lợn đầu tiên với 22 con giống, đến nay đàn lợn rừng của ông Đống đã phát triển lên thành hơn 100 con. Lợn rừng nuôi trong vòng 6 tháng có thể đạt trọng lượng 25kg trở lên, giá bán cao gấp 3-4 lần lợn nhà. Lứa xuất chuồng đầu tiên, ông Đống thu lãi gần 100 triệu đồng./. Thảo Nguyên, Lê Sen, Quốc Việt (TTXVN) http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=25961
Share To Facebook
MỚI NHẤT
Bài học kinh nghiệm cho phát triển thủy điện ở Việt Nam
Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Khí hậu, Năng lượng, Công trình Vương quốc Đan Mạch ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
Việt Nam - Đan Mạch hợp tác thực hiện tăng trưởng xanh
Bộ TN&MT làm việc với UBND TP.Hà Nội: Gỡ vướng trong cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
Đổi mới cơ chế hoạt động Khoa học và Công nghệ
Thảm họa dưới cái tên “Niềm tự hào của ngành dầu khí Việt Nam
Lai tạo thành công nhiều giống lúa chất lượng cao
Bắt được cầu, bất động sản sẽ hồi phục
Bộ GTVT công bố cảng tàu khách Tuần Châu, Quảng Ninh được tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
Up top
Đăng ký nhận bản tin
Đóng
Trợ giúp
×
Tìm kiếm
Đóng