Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
EnglishFrenchGermanVietnamese

Những nguyên nhân làm tăng chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007

Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng lên 5,2%, trong đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất là 8,24% (6 tháng đầu năm 2006 tăng 3,4%), tiếp theo là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,8% (thực phẩm tăng 7,32%, lương thực tăng 5,56%). Ngoài ra, các mặt hàng như vàng, đô la Mỹ, xi măng, xăng dầu, thép xây dựng, thuốc chữa bệnh… cũng lên cao hơn so với nửa đầu năm 2006

Trong 6 tháng, hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá khá cao, trong số đó, có không ít mặt hàng đã tăng giá gấp rưỡi, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2006. Các tỉnh phía Nam có mức tăng cao nhất: TP. Hồ Chí Minh tăng 1,27%, Thừa Thiên Huế: 0,92%, Cần Thơ: 0,88%, Vĩnh Long: 0,87%. Trong các nhóm hàng thì nhóm thực phẩm tăng cao nhất: 1,44%. Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 1,33%, trong đó, mặt hàng thép xây dựng tăng mạnh nhất, phổ biến từ 9.000 đến 10.200 đ/kg (đạt mức kỷ lục từ trước đến nay). Dịch vụ giải trí, du lịch cũng tăng cao kéo theo nhóm hàng văn hóa - thể thao - giải trí tăng 1,25%.

Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 đã tăng lên 5,2%, trong đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất là 8,24% (6 tháng đầu năm 2006 tăng 3,4%), tiếp theo là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,8% (thực phẩm tăng 7,32%, lương thực tăng 5,56%). Ngoài ra, các mặt hàng như vàng, đô la Mỹ, xi măng, xăng dầu, thép xây dựng, thuốc chữa bệnh… cũng lên cao hơn so với nửa đầu năm 2006.

Nguyên nhân làm tăng giá trong 6 tháng đầu năm chủ yếu do một số yếu tố sau:

Thứ nhất, năm 2007, thị trường chứng khoán sôi động đã góp phần cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư phát triển trong nước lên mạnh đã thúc đẩy tăng nguồn vốn cho XDCB, cho sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng làm tăng thu nhập của một nhóm người nhất định và làm nóng thị trường bất động sản.

Thứ hai, thời tiết diễn biến bất thường (mưa, lốc xoáy, hạn hán, tình hình sâu bệnh trên cây trồng làm sản lượng vụ Đông Xuân ở miền Bắc giảm 0,5 triệu tấn, dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng diễn biến phức tạp đã tác động đến nguồn cung thực phẩm.

Thứ ba, giá vật tư hàng hóa trên thế giới luôn ở mức cao. Trong khi tới 70% nguyên liệu chúng ta phải NK từ nước ngoài, thậm chí một số mặt hàng phải nhập tới 90- 100% đã dẫn tới con số nhập siêu trong 6 tháng là 4,8 tỉ đồng, làm tăng sức ép đầu vào của các sản phẩm trong nước.

Thứ tư, giá một số vật tư thiết yếu đã được chủ động điều chỉnh tăng như điện tăng 7,6%, than: 10-20%, xăng: 12,38%... đã tác động tới chi phí sản xuất đầu vào cũng là nguyên nhân tăng giá trong nước.

Nguồn tin: Vinanet
Up top