Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Select Language
English
French
Japanese
Vietnamese
Select Language
English
French
Japanese
Vietnamese
TRANG CHỦ
TIN TỨC
KINH NGHIỆM
CÔNG TY
DỊCH VỤ
LIÊN HỆ
Trang chủ
»
Tin tức
August 11, 2010
Tái định cư thủy điện Sơn La tại Noong Bua: Dân “khát” nước giữa lòng thành phố
Nằm giữa lòng thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) nhưng nhiều hộ dân ở Khu Tái định thủy điện Sơn La, phường Noong Bua thời gian qua luôn trong tình trạng thiếu nước để ăn uống và sinh hoạt. Tại đây có hơn 600 hộ đã dựng xong nhà tái định cư nhưng cuộc sống thì chưa thể gọi là ổn cư khi mà nhiều nỗi lo lắng vẫn còn thường trực trên khuôn mặt của người dân nơi đây. Trong những nỗi lo lắng đó, thiếu nước vẫn là một vấn đề mà người dân bức xúc nhất trong thời gian qua.
Đến Khu Tái định cư thủy điện Sơn La tại phường Noong Bua, hình ảnh ấn tượng đầu tiên đập vào mắt ta là những dãy nhà đã tạo nên hình hài phố thị với cái to, cái nhỏ nằm san sát nhau. Phía trên nóc những ngôi nhà ấy, hàng chục, thậm chí đến hàng trăm bồn chứa nước bằng inox đua nhau khoe cái chất thép sáng trắng như muốn góp phần bày tỏ rằng chủ nhân những ngôi nhà này đã có sự chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc sống mới khi đến đây. Tuy nhiên, điều thật đáng buồn là trong số khoảng hơn 600 cái bình chứa tại Khu Tái định cư này thì chỉ có khoảng 60% số bình có nước để chứa, 40% số còn lại thì có thất thường hoặc tuyệt nhiên không bởi đơn giản không có nước thì lấy gì để chứa. Và như vậy, chắc ai cũng hiểu ở đây có khoảng 40% số hộ gia đình luôn trong tình trạng thiếu nước để ăn uống và sinh hoạt. Trong những khu vực thiếu nước nghiêm trọng nhất ở Khu Tái định cư Noong Bua phải kể đến đầu tiên là bản Khe Chít. Tại đây, có khoảng gần 100 hộ dân với trên 400 nhân khẩu nhưng 8 tháng qua ở đây không được cấp một giọt nước nào. Thiếu nước nên người dân phải tự xoay xở bằng cách đi mua hoặc đi xin từng can nước để về phục ăn uống còn chuyện tắm giặt, sinh hoạt thì hễ ở đâu có nước dù không biết là sạch hay bẩn thì người dân đều tìm đến. Tâm sự về việc tự giải quyết nỗi bức bách này chị Lò Thị Hương (ở bản Khe Chít) cho biết: gia đình chị có 5 người, cả ngày đi làm ở nơi nào thì cầm theo can để xin nước về ăn, uống, còn chuyện tắm giặt thì cả nhà đều ra bờ kênh thuỷ lợi dù biết rằng như vậy là mất vệ sinh nhưng biết làm thế nào. Dù sao nước phục vụ thuỷ lợi có bẩn cùng còn hơn không được tắm giặt. Chị Hương còn tiết lộ, nhiều lần tắm xong cả người chị tự nhiên nóng ran và ngứa ngáy lắm. Bờ kênh thuỷ lợi mà chị Hương nói thuộc tuyến kênh tả của Đại thuỷ nông Nậm Rốm. Nước ở kênh này chỉ phục vụ thuỷ lợi cho cánh đồng Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển đô thị, nhiều người dân vô ý thức đã vô tư xả rác, xác động vật chết, chất bẩn xuống lòng kênh một cách vô tội vạ nên làm cho nguồn nước thuỷ lợi vốn chẳng mấy sạch sẽ lại càng thêm bẩn... Cũng chính vì vậy, việc tắm trên dòng kênh này chẳng qua là việc làm bất đắc dĩ của những người dân đang thiếu nước ở khu tái định cư này mà thôi. Và khi chúng tôi đến đây, thấy rất nhiều em nhỏ đang tắm và bơi lội vô tư trên dòng kênh này. Nước trên kênh vào thời điểm này đậm màu phù sa và rất nhiều rác rưởi. Nói về tình cảnh thiếu nước của người dân, ông Lò Văn Tiên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Noong Bua cho biết: tình trạng thiếu nước này bắt đầu xẩy ra từ tháng 3 năm nay (2010) và kéo dài cho đến hôm nay. Dù chính quyền phường đã phối hợp với Ban Quản lý Dự án Tái định cư thủy điện Sơn La yêu cầu Công ty TNHH xây dựng, cấp nước Điện Biên cung cấp đủ nước cho người dân nhưng đến nay Công ty này vẫn chưa thực hiện. Còn ông Trần Duy Phong, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Tái định cư thủy điện Sơn La, phường Noong Bua thì dù bức xúc lắm nhưng chỉ còn biết chia sẽ nỗi khó khăn với người dân nơi đây mà thôi. Ông Phong tâm sự: với chức trách của Ban quản lý, chúng tôi đã làm hết chức năng với việc đảm bảo tốt hạ tầng khu tái định cư. Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật của dự án nước, Ban Quản lý và các nhà thầu đã hoàn thành trên 90% khối lượng với việc kết nối và kéo ống nước đến tận từng nhà dân. Tuy nhiên, hạ tầng là vậy nhưng nước không được cấp thì coi như không. Việc cấp nước không thuộc thẩm quyền của Ban quản lý dự án mà thuộc trách nhiệm của Công ty TNHH xây dựng, cấp nước thành phố Điện Biên Phủ. Trước nỗi bức xúc về cuộc sống của người dân, tại cuộc họp lần thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên diễn ra mới đây, có nhiều ý kiến đã chất vấn về vấn đề này nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở việc giải trình nguyên nhân do Công ty TNHH Xây dựng, Cấp nước thành phố Điện Biên Phủ không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu mà không thấy ai bàn đến hướng khắc phục trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn , chúng tôi đã xin đăng ký làm việc với ông Lê Xuân Đông, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng, cấp nước thành phố Điện Biên Phủ nhưng điều đáng buồn là cả hai lần điện thoại ông đều từ chối với lý do bận đi công tác ở cơ sở. Và khi chúng tôi xin ông một cuộc hẹn gặp trong thời gian tới thì ông Đông lại tiếp tục từ chối vì lý do không biết đến lúc nào mới rảnh để tiếp các nhà báo. Với cung cách làm việc như của ông giám đốc này, chắc chắn người dân ở Khu Tái định cư thủy điện Sơn La phường Noong Bua còn phải chờ lâu nữa mới mong được cấp nước. Thiết nghĩ, sự hy sinh vì Thủy điện Sơn La, vì dòng điện ngày mai cho Tổ quốc của người dân khi phải rời bỏ quê hương, bản quán để giao đất thực hiện dự án và chuyển đến nơi ở mới thực sự là vô giá. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng tái định cư cho người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ để ghi nhận những hy sinh, đóng góp này. Tuy nhiên, thật đáng buồn tại khu tái định cư thủy điện Sơn La, phường Noong Bua, do không được cấp nước, hàng trăm hộ dân tái định cư phải chịu “khát” ngay chính giữa lòng thành phố Điện Biên có phải là một vấn đề thật sự cần suy nghĩ không??? Câu hỏi này xin chuyển đến ông Giám đốc Lê Xuân Đông, cũng như tỉnh Điện Biên vậy. Mạnh - Thành
Share To Facebook
MỚI NHẤT
Báo động suy thoái tài nguyên nước ở Kon Tum
Liên Hợp Quốc khẳng định quyền được tiếp cận nước sạch
Bổ sung 65,27 triệu USD cho dự án nước sạch nông thôn
Các trận "đại hồng thủy" khiến cả châu Á lao đao
Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050
Nghệ An: Hội thảo sản phẩm Mekongwat và các giải pháp về nước sạch
Nước ô nhiễm ở tòa nhà cao cấp nhất Hà Nội
Hội nghị Đập lớn Thế giới lần thứ 78
Lễ ra mắt 3 Tổng cục: Thủy lợi, Lâm nghiệp và Thủy sản.[17/03/10]
Hội thảo: Chuẩn bị kỹ thuật các công trình thủy lợi 2010-2015
Up top
Đăng ký nhận bản tin
Đóng
Trợ giúp
×
Tìm kiếm
Đóng