Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
EnglishFrenchGermanVietnamese

Cộng đồng nghiên cứu trong hỗ trợ ngành lâm nghiệp Việt Nam

Tổng quan Chương trình 4 về Nghiên cứu, Khuyến nông, Tập huấn và Đào tạo (RETE) của Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia mới.

Chương trình RETE được thiết kế với 3 mục tiêu chính nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành lâm nghiệp. Các hoạt động cụ thể của chương trình gồm:

· Tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực chính như công nghệ sinh học,

· Sản phẩm ngoài gỗ (Non-Timber Forest products-NTFP), các cây trồng cho năng suất cao, nông lâm sản và phục hồi lại những khu rừng tự nhiên đang bị suy thái.

· Nâng cấp thiết bị và công nghệ cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

· Nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra những chính sách mang tính chất đột phá cho ngành lâm nghiệp (sản xuất có lợi nhuận cao, xã hội hoá, phát triển NTFP, dịch vụ đánh giá tác động môi trường, gây quỹ hoạt động từ các tổ chức trong và ngoài nước, …)

Để thực hiện chương trình này, một số giải pháp được đề xuất bao gồm:

(i) Tạo điều kiện cho các bên tham gia nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất và thị trường có sự tham gia của chủ rừng.

(ii) Rà soát lại thủ tục

(iii) Tính toán giải pháp nhằm tăng thu nhập cho chủ rừng

(iv) Thiết lập các chỉ số quốc gia cho Quản lý Lâm nghiệp Nhà nước (SFM)

(v) Tăng cường năng lực cho các trường đại học và các viện nghiên cứu

(vi) Khuyến khích thành lập các trung tâm tư vấn và đào tạo tại các cấp: tỉnh, huyện và xã.

(vii) Phân quyền cho các viện nghiên cứu

(viii) Quá trình bảo vệ rừng được thực hiện từ cấp cơ sở, gắn với hoạt động khuyến lâm

Với những hoạt động cụ thể và mục tiêu kể trên, 2 vấn đề chính nổi lên là:

Thứ nhất, quỹ RETE dự tính chiếm khoảng 1/3 nguồn kinh phí dành cho Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia (khoảng 100 tỷ VND, tương đương 650.000 USD trong 1 năm). Như vậy, chương trình 4 có mức độ ưu tiên thấp hơn so với 4 chương trình khác của Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia.

Mặc dù kinh phí dự kiến cho nghiên cứu cần dựa trên cơ sở phân bổ kinh phí cập nhật, nhưng khoản kinh phí trên có lẽ quá nhỏ so với nhu cầu và yêu cầu của nghiên cứu và có thể khó thực hiện được trong tương lai. Một trong những cách để đánh giá tính hợp lý là so sánh kinh phí ước lượng hiện nay với kinh phí dành cho những hoạt động tương tự của các ngành khác.

Thứ hai, vấn đề công nghệ sinh học đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số cho rằng với thực tế Việt Nam hiện nay, việc áp dụng công nghệ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một số ý kiến khác lại cho rằng, đây là cơ hội để phát triển một phân khúc thị trường cho các thương gia và các tác nhân khác, những người quan tâm đến phát triển sang thị trường các nước thành viên WTO. Tuy nhiên, cần trả lời được câu hỏi làm thế nào để có đầu tư thích hợp và công nghệ hiện đại.

1. Thực trạng và khoảng trống nghiên cứu trong ngành lâm nghiệp

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối cùng do quá mang tính lý thuyết và thiếu ứng dụng trong thực tế. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào phát triển kỹ thuật mà không xem xét đến các yếu tố toàn diện có thể mang lại thành công như phổ biến nghiên cứu hoặc định hướng khách hàng. Rõ ràng rằng trong nghiên cứu lâm nghiệp, kênh trao đổi và phổ biến thông tin rất yếu. Rất nhiều nghiên cứu có kết quả rất tốt, thế nhưng người tiêu dùng cuối cùng hoặc các tác nhân tham gia không hề được biết đến. Cho đến nay, nghiên cứu “lâm nghiệp” chưa chạm tới 4 yếu tố sau:

Thị trường

Các nghiên cứu hiện nay không hướng theo các nhu cầu cơ bản của thị trường. Khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng của các nghiên cứu hiện nay chủ yếu là Nhà nước hoặc các Bộ. Tuy nhiên, có khi các dơn đặt hàng này lại không xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngành. Do đó, các kết quả nghiên cứu không được ứng dụng rộng rãi. Bản thân các nhà nghiên cứu cũng không chủ động do không nắm bắt được những vấn đề nóng trên thị trường. Vì vậy, sản phẩm nghiên cứu cũng không hấp dẫn trên thị trường.

Các nhà hoạch định chính sách

Một mặt, nghiên cứu viên cho rằng họ chưa nhận được hỗ trợ từ các nhà hoạch định chính sách. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu của họ cũng chưa tới tay các nhà hoạch định chính sách. Thêm vào đó, thời gian thực hiện các nghiên cứu cũng làm mất đi những yêu cầu mới phát sinh của vấn đề. Các nghiên cứu được thực hiện khi bản thân chính sách đã được ban hành.

Chủ rừng

Hiện nay, hoàn toàn không có mối liên kết giữa chủ rừng và viện nghiên cứu. Điều đó lý giải tại sao các sản phẩm nghiên cứu không thể đáp ứng được cơ chế thị trường cũng như các yếu tố cung, cầu.

Doanh nhân

Giới doanh nhân và các nghiên cứu viên chưa thực sự hợp tác chia sẻ thông tin. Chính vì vậy, sản phẩm nghiên cứu chưa lôi cuốn sự chú ý của giới này. Các doanh nghiệp cần thông tin về thị trường toàn cầu.

Như những thoả thuận đã đạt được về ưu tiên của Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia, nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng trong phát triển ngành lâm nghiệp. Chúng tôi nhất trí rằng nhu cầu tăng cường năng lực cho các nghiên cứu viên “lâm nghiệp” là hoàn toàn xác thực, đặc biệt, mặt kỹ năng và vấn đề chuyên môn cần phải được thảo luận thêm. Nên xem xét một số gợi ý trong nghiên cứu của nhóm Helvetas vừa hoàn thành về đánh giá nhu cầu tập huấn của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, rõ ràng việc tập huấn về các công cụ phân tích, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng truyền thông cần được nhấn mạnh và lưu tâm trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp.

2. Nghiên cứu hành động và vai trò của cộng đồng nghiên cứu

“Nghiên cứu hành động là một quy trình xoắn ốc linh hoạt, cho phép hoạt động (thay đổi, cải tiến) và nghiên cứu (hiểu biết, tri thức) có thể đạt được cùng một lúc. Sự hiểu biết cho phép thay đổi được thông báo nhiều hơn và cùng lúc đó được thông báo bởi sự thay đổi đó. Con người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thường tham gia vào hành động nghiên cứu. Nó cho phép chia xẻ rộng rãi sự hiểu biết và thay đổi để theo đuổi cam kết”, (Dick, 2002).

Nói một cách đơn giản, một người nói “nghiên cứu hành động” thay vì “hành động và nghiên cứu”. Khác biệt cơ bản ở chỗ hành động nghiên cứu là một vòng tròn từ phản ảnh, điều chỉnh và thay đổi. Nói cách khác, nó tập trung vào những điều không lường trước của quá trình nghiên cứu, từ đó rút ra bài học và tiến hành những điều chỉnh cần thiết cho hoạch định tương lai. Vì vậy, hoạt động diễn ra sau một loạt phản ánh như: Cái gì làm việc? Cái gì không? Chúng ta đã học được cái gì? Chúng ta phải làm những gì khác trong lần tới. Sự hiểu biết đạt được, những kết luận được rút ra, những kế hoạch được phát triển …. , đều được kiểm tra trong hoạt động.

Có thể tìm thấy ở Việt Nam những mô hình khác khá thành công về nghiên cứu thành động. Chúng ta nghiên cứu vì cái gì có thể là câu hỏi đầu tiên.

Phương pháp nghiên cứu hành động là phương pháp hiệu quả nhất giúp trả lời câu hỏi này. Vì nghiên cứu, về cơ bản là “tìm tri thức”, nó nên hướng vào những người thực hiện hành động. Do đó, câu hỏi tiếp theo là Ai tạo ra sự thay đổi? Những người tham gia vào quá trình này là các doanh nhân, chủ rừng, các nhà hoạch định chính sách và các nghiên cứu viên. Các nhà tài trợ, cả trong nước và quốc tế, có mối quan hệ với các nhà hoạch định chính sách và các nghiên cứu viên. Câu hỏi tiếp theo là Ai bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi? Sự phản hồi của hoạt động có thể trả lời cho câu hỏi này. Do đó, chúng tôi tin rằng, sự hiểu biết của các tác nhân liên quan là yếu tố quyết định đến mọi hoạt động nghiên cứu. Phương pháp có sự tham gia cũng là một cách hay để kéo các tác nhân liên quan cùng tham gia vào quá trình này, không chỉ thu hút sự tham gia của người nông dân mà cần sự tham gia rộng rãi của các tác nhân khác. Bên cạnh đó, cần làm rõ một số khái niệm quan trọng như nghiên cứu gì ở đây, và chúng ta khác với những tổ chức khác ở điểm nào. Ví dụ, ai làm nghiên cứu chính sách lâm nghiệp?

Sau khi định hình được nghiên cứu cái gì, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để đạt được điều đó? Phương pháp mà IPSARD đã thực hiện được đưa ra bàn thảo nhằm minh hoạ cho cách thức nghiên cứu hành động có vai trò như thế nào trong thực tiễn. Các nghiên cứu thực hiện tại IPSARD được thực hiện theo hướng của một viện tư vấn và định hướng chính sách. Khách hàng quan trọng của IPSARD là các nhà hoạch định chính sách. ISPARD đã làm gì để có thể tác động tới các nhà hoạch định chính sách và thực hiện chức năng như một cơ quan tư vấn:

- Điều phối mối quan hệ giữa các chuyên gia và Bộ, giữa các cục, vụ trong Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Vai trò tư vấn. Với mục tiêu này, tóm lược chính sách là một công cụ hiệu quả.

- Lựa chọn thông tin tốt nhất và chia sẻ thông tin.

- Kết nối các nhà hoạch định chính sách của Bộ Nông nghiệp và các Bộ ngành khác.

- Hình thành mạng lưới làm việc với các tổ chức phát triển.

- Kết nối nhà tài trợ với nghiên cứu viên

- Kết nối giữa các cụ, vụ trong Bộ Nông nghiệp.

Khi đề cập đến thông tin, vấn đề được thảo luận là xử lý thông tin như thế nào. Kỹ năng phân tích là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, kỹ năng này hiện nay vẫn còn yêu. Vai trò của các tổ chức quốc tế như CIFOR và ICARF trong việc hỗ trợ IPSARD nhằm nâng cao năng lực phân tích đã được bàn thảo.

Để có được tri thức và sự phản hồi, IPSARD hiện đang sử dụng phương thức “mô hình” (xã hội và kinh tế) nhằm dự báo ảnh hưởng và sự thay đổi. Mô hình là một công cụ rất hiệu quả của hệ thống tư duy, sự gắn chắc và xác định được khoảng cách. Tuy nhiên, năng lực phân tích kinh tế - xã hội cũng dẫn đến câu hỏi kết luận nào có thể thực hiện và dành cho ai?

Hiện nay, IPSARD đang sử dụng truyền thông như công cụ mạnh nhất trong việc tạo ra thay đổi.

Chúng tôi nhất trí rằng, quan trọng là cộng đồng nghiên cứu phải có một ngôn ngữ chung, phương pháp tiếp cận chung và một hướng đi là “chạy thử” mô hình. Chúng tôi tin tưởng rằng nghiên cứu hành động sẽ là nền tảng chung để làm việc cùng nhau.

Tác giả:

Hoàng Minh Hà - Trung tâm nông lâm sản quốc tế (ICRAF) và Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam (CIFOR)

Phạm Thu Thủy -Trung tâm nông lâm sản quốc tế (ICRAF) và Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam (CIFOR)

Roi Estévez Pérez-Trung tâm nông lâm sản quốc tế (ICRAF) và Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế tại Việt Nam (CIFOR)

Phạm Quang Diệu- Viện Chính sách Chiến lược Phát triển NNNT- IPSARD

Trần Bình Đà- Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Đồng Khánh Hưng- Văn phòng điều phối hỗ trợ ngành lâm nghiệp

Trương Quỳnh Bảo- Trung tâm Chính sách Nông nghiệp

Tài liệu tham khảo

Dick, B. (2002) Action research: action and research [On line]. Available at

http://www.scu.edu.au/schools/gcm/ar/arp/aandr.html.

AGROINFO
Up top