Hiệu quả, Uy tín, Chất lượng
Efficiency, Reputation, and Quality
EnglishFrenchGermanVietnamese

Ngành chăn nuôi gia cầm và cơ hội hội nhập (Phần II)

Những tác động ban đầu của hội nhập

Theo cam kết thuế quan trong WTO, ngay khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng thuế suất

Điểm qua các doanh nghiệp chế biến tại Việt Nam

Các nhà phân tích dựa theo khối lượng sản xuất, tính phức tạp trong quản lý và khả năng cung ứng phân loại các doanh nghiệp chế biến theo 4 mức sau:

1. Các Tổng Công ty Nhà nước, bao gồm: Công ty Kỹ nghệ VISSAN, Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long và Animex. Các Tổng công ty này có các nhà máy chế biến, giết mổ và kho đông lạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Năng lực chế biến hàng năm là trên 50.000 tấn.

2. Mức thứ hai là các công ty có năng lực chế biến từ 5.000 đến 50.000 tấn/ năm. Hiện nay, hiện Việt Nam, có 2 công ty đang hoạt động nhưng rất nhiều nhận định cho rằng, khi cạnh tranh tăng cộng thêm chi phí biên giảm, chi phí vận chuyển lớn, xu hướng sát nhập là hoàn toàn có thể.

3. Mức thứ ba có là các công ty có năng lực chế biến từ 1.000 đến 5.000 tấn/năm. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 20-30 công ty loại này, chủ yếu tập trung vào sản phẩm giết mổ và đông lạnh.

4. Đang hoạt động ở quy mô nhỏ có hàng trăm doanh nghiệp. Diện hoạt động của các công này rất rộng, từ chế biến, giết mổ đến cung ứng các sản phẩm đông lạnh và sản phẩm cao cấp. Riêng ở thành phố Hải Phòng đã có hơn 20 doanh nghiệp kiểu này. Nổi lên trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh có Huỳnh Gia Huynh Đệ, Phú An Sinh, …

Nguồn: Canadian Trade Commissioner Service

nhập
khẩu 20% với sản phẩm gà công nghiệp đã chặt mảnh, phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh, 40% đối với sản phẩm nguyên con nhập khẩu. Thuế nhập khẩu cắt giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm phụ như chân, cánh và đùi gà sẽ tràn vào VN với giá cả vừa phải hơn.

Như vậy, khi các doanh nghiệp chế biến tận dụng được chính sách hỗ trợ của Nhà nước, phát triển chăn nuôi công nghiệp để cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu ngày càng tăng của đô thị theo hướng:

1. Tận dụng được chính sách của Nhà nước, hỗ trợ người nông dân trong liên kết 4 nhà, phát triển chăn nuôi gia cầm theo quy mô công nghiệp, cung ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khu vực thành thị. Nhà nước đã có chính sách sẽ dành 670 tỷ đồng (42.1 triệu đô la Mỹ) quy hoạch các khu giết mổ tập trung có quy mô công nghiệp tại các thành phố lớn trên cả nước. Thời hạn cho các địa phương thực hiện chuyển đổi là năm 2007. Mặt khác, gia nhập WTO cũng mang lại một thuận lợi nữa là với mức thuế nhập khẩu thấp có thể sẽ khuyến khích nhập khẩu theo đường chính ngạch, các doanh nghiệp chế biến có thể đàng hoàng cạnh tranh với hàng nhập lậu đang tràn ngập thị trường hiện nay.

2. Phát triển giống gia cầm đặc sản như gà Tre, gà Ri, … hướng tới thị trường xuất khẩu.

3. Tập trung vào các sản phẩm chế biến sẵn, chất lượng cao phục vụ thị trường thành phố từ các sản phẩm phụ nhập khẩu

Thịt gà Mỹ giá rẻ bất ngờ!

Vào những thời điểm giá gà nội địa lên tới 37.000-40.000 đồng/kg (loại gà tươi công nghiệp đã giết mổ) và 50.000-60.000 đồng/kg gà thịt loại tam hoàng, thì thịt gà Mỹ giá chỉ 32.000-34.000 đồng/kg. Ông Jimmy - giám đốc Công ty Goodfood khẳng định sản lượng gà Mỹ được đơn vị này nhập khẩu ngày càng tăng mạnh. Tại TP. HCM hiện có 5-6 đơn vị nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm gà Mỹ với số lượng lớn, thịt gà ngoại nhập hiện tại chiếm khoảng 30-40% thị phần thịt gà tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số công ty và siêu thị cũng nhập nhưng với số lượng ít hơn. Giải thích về mức chênh lệch khá cao giữa giá gà nội địa và gà Mỹ, ông Jimmy cho rằng ngành chăn nuôi gia cầm ở Mỹ phát triển mạnh với qui mô đàn rất lớn, giá thành chăn nuôi thấp hơn nhiều so với Việt Nam, vốn còn chăn nuôi qui mô nhỏ (Báo Tuổi trẻ).

Tuy nhiên, dù giá rẻ như vậy nhưng thịt gà ngoại thâm nhập thị trường Việt Nam không phải là dễ. Phần đông người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa mặn mà với gà nhập ngoại do ưa thích gà tươi sống hơn gà đông lạnh. Trong khi đó, các nước xuất khẩu không thể cung cấp cho chúng ta gà tươi sống. Mặt khác, do truyền thống, người tiêu dùng Việt Nam vẫn thích loại gà da vàng hơn loại gà trắng nhập khẩu. Cuối cùng, giá gà nhập nguyên con là khá cao, nên khi bán lẻ vẫn có chênh lệch cao hơn về giá so với gà tươi sống trong nước, vì vậy, trước mắt chưa có cạnh tranh lớn về nhập khẩu. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh các sản phẩm phụ như chân, cánh, gà là rất lớn.

Thương mại gia cầm Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Theo báo cáo của ngân hàng Rabo, Trung Quốc gia nhập WTO có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm trong nước. Năm 2001, sản lượng thịt gia cầm là 12,7 triệu tấn, khối lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu tấn. Năm 2002, một năm sau khi gia nhập WTO, khối lượng xuất khẩu lập tức giảm 160 nghìn tấn, kéo theo kim ngạch giảm 196 triệu đô la do vướng phải các rào cản về kiểm dịch động thực vật.

Trên phương diện nhập khẩu, theo cam kết thuế quan, thuế nhập khẩu cắt giảm từ 20% xuống 12%. Chính phủ Trung Quốc cũng đồng ý dỡ bỏ các hạn chế về dịch vụ phân phối sản phẩm, do đó, các công ty nước ngoài hoàn toàn tự chủ trong việc thiết lập kênh phân phối riêng. Tuy nhiên, theo báo cáo, ảnh hưởng bước đầu về mặt nhập khẩu là không lớn do phần lớn người tiêu dùng Trung Quốc vẫn chưa quen với thịt gà đông lạnh. Năm 2001, Trung Quốc nhập khẩu 1,5 triệu tấn, năm 2003 là 1,2 triệu tấn và năm 2004 là 738 nghìn tấn (Faostat). Tuy nhiên, với dân số 1,3 tỷ người, Trung Quốc là một thị trường tiềm năng với các nước xuất khẩu. Công ty lớn có thể nhập khẩu (cả nguyên con và sản phẩm phụ), chế biến lại để tái xuất hoặc cung ứng cho thị trường nội địa. Một hướng đi khác của một số công ty Trung Quốc là hướng vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khi nhu cầu này của thị trường càng lớn dần. Gia nhập WTO, Trung Quốc có một thuận lợi cơ bản nhất là có cơ hội bình đẳng hơn khi tham gia đàm phán thương mại với các đối tác với tư cách là một nước xuất khẩu. Qua đó, củng cố thêm khả năng thâm nhập thị trường cũng như vị thế của Trung Quốc trên thị trường thế giới.

Nguồn: World Poultry

Nguyen Minh Hai - AGROINFO
Up top